Cây thiền trúc

Đánh giá:

 

                   

0/5 (0 bình chọn)


Hãng sản xuất: Cây cảnh Ms Hồng
Bảo hành: tháng

Cây thiền trúc trông giống như một loại cỏ dại nhưng cây với đặc điểm thân mềm, nhiều đốt không lá, cây mọc thành từng bụi với màu xanh đặc trưng, cây trồng được cả trên cạn và dưới nước,cây phù hợp trồng làm cây cảnh,sân vườn, hồ bơi, hòn non bộ,hành lang..


 


Cây thiền trúc

Cây thiền trúc trông giống như một loại cỏ dại nhưng cây với đặc điểm thân mềm, nhiều đốt không lá, cây mọc thành từng bụi với màu xanh đặc trưng, cây trồng được cả trên cạn và dưới nước,cây phù hợp trồng làm cây cảnh,sân vườn, hồ bơi, hòn non bộ,hành lang... Dù cây mới được du nhập về Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng với vẻ ngoài độc lạ cùng với nhiều công dụng hữu ích, nên đã được nhiều người lựa chọn tìm kiếm.

 

Giới thiệu về cây thiền trúc

Cây còn có tên gọi khác:cây trúc không lá, cây cỏ tháp bút, cây mộc tặc thảo…

Cây có tên khoa học:Equisetum debile

Cây thuộc họ thực vật Equisetaceae( mộc tặc)

Cây có nguồn gốc  từ vùng ôn đới, Bắc Mỹ và Châu Âu

 

Đặc điểm của cây thiền trúc

Cây thiền trúc  sinh trưởng và phát triển thành bụi lớn, nhờ bộ thân rễ mọc ngầm dưới mặt đất.

Thân cây thiền trúc mọc thẳng đứng có hình dạng như cây trúc, thân thuộc dạng ống mềm ruột rỗng, thân cây chia thành nhiều đốt nhỏ, cây thường có màu xanh, màu vàng.

Cây thiền trúc có chiều cao trung bình từ 50-80cm, khi cây phát triển tốt có thể cao từ 1-1.5m.

Cây phát triển thành bụi lớn, nhờ những chùm rễ mọc ngầm bên dưới lòng đất.

 

Công dụng và ý nghĩa cuả cây thiền trúc

Cây thiền trúc với dáng vẻ thanh thoát nên thường được trồng làm cây cảnh làm viền tạo vẻ đẹp cho một số không gian như phòng khách, lối đi, sân vườn,nhà hàng, trồng vách tường dọc lối đi,hàng rào , trang trí trong hồ cảnh....

Cây thiền trúc  dùng đẻ trang trí nội thất, đặt cạnh bàn làm việc, bàn trang điểm, kệ tủ...tạo không gian sống trở nên sinh động và đẹp.

Cây còn có khả năng thanh lọc không khí quanh nơi trồng.

Ngoài ra trong đông y cây còn có khả năng chữa một số bệnh giải cơ, trừ sạch màng mắt, chữa chứng chảy máu đường ruột, sa trực tràng, mộng thịt ở mắt, chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, đau dạ dày.

Cây thiền trúc mang ý nghĩa phong thủy thường được trồng trước và sau nhà có ý nghĩa xua đuổi tà ma,đem lại sự tốt lành,bình an, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ,

 

Cách trồng và chăm sóc cây thiền trúc.

Cây thiền trúc là loại cây dễ trồng,dễ chăm sóc, cây thích hợp với nhiều loại đất như đất bùn và đất phù sa màu mỡ.

Cây thiền trúc là cây ưa sáng, vì vậy, chúng ta nên đặt chúng ở những vị trí thoáng mát, có ánh nắng vừa phải. Nhưng bạn nên tránh đặt cây ở những nơi quá nắng chói hoặc quá tối tăm.

Cây thiền trúc là loại cây thích hợp với khí hậu mát mẻ, cây phát triển tốt nhất ở nhiệt đồ từ 16-26 độC.

Cây thiền trúc có khả năng sống trong nước, chịu được ngập lâu,cây không có khả năng chịu được hạn do đó chúng ta cần tưới nước thường  xuyên để giữ độ ẩm cho đất thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.

Cây thiền trúc không cần bón phân thường xuyên, nhưng ta cũng nên định kỳ bổ sung thêm phân bón,thêm đất giàu dinh dưỡng cho cây.

 

Tổng kết

Cây thiền trúc với đặc trưng không có lá mà chỉ là các thân xanh nên tạo nên nét đẹp tao nhã, cây dễ trồng và chăm sóc nên được nhiều người ưu chuộng trồng nhiều. cây mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang lại sự bình an, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.Với chút kiến thức chia sẻ trên mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cây thiền trúc. Làm ban công hy vọng giúp bạn biết thêm về cây để có sự lựa chọn phù hợp nhất


 

Các sản phẩm liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Gửi email cho chúng tôi để nhận thông tin về sản phẩm phù hợp dành cho bạn

 

Đang xử lý...